Sử·dụng từ Nho·Việt một·cách hệ·thống, khoa·học để tạo từ·ngữ mới, thuật·ngữ mới theo như cách ngôn·ngữ Tây·phương (Anh ngữ…) đã và đang vay·mượn các tử ngữ (dead language) La·tinh và Hy·lạp; không quá coi trọng từ thuần Việt mà hạn·chế từ Nho·Việt, không bài·ngoại.
Các nước Tây·phương (Western countries) đã biến một số lớn các tử ngữ của La·tinh và Hy·lạp thành những sinh ngữ hiện·đại, khoa·học, có khả·năng diễn·đạt chính·xác mọi khái·niệm trừu·tượng. Chúng·ta xây·dựng quốc ngữ bằng chất·liệu, từ·tố Nho·Việt (căn·tố, tiền·tố, hậu·tố), căn·ngữ… pha·trộn với từ thuần Việt, nối các từ·tố này lại với nhau bằng các từ·pháp, ngữ·pháp, cú·pháp, văn·phạm… Việt·Nam theo kỹ·thuật Tây·phương. Nói cách khác, chúng·ta xây·dựng căn·nhà kiểu Việt·Nam (quốc ngữ) bằng cách sử·dụng chất·liệu như đá, ngói, gạch, gạch lốc… (căn·tố, tiền·tố, hậu·tố, căn·ngữ… của Tiếng·Nho·Việt) và kỹ·thuật xây·dựng… của Phương·Tây (the West), và dùng hồ gồm xi·măng Việt (từ·pháp, ngữ·pháp, cú·pháp, văn·phạm… Việt·Nam) trộn với cát (từ thuần Việt)
Nếu tự cởi trói, tự thoát ra khỏi sự trói·buộc, đóng khung trong phép lục·thư (六書) của Trung·Hoa; chấp·nhận việc mở·rộng từ·ngữ theo thời·gian là một quy·luật tất·yếu của ngôn·ngữ; và chấp·nhận mở·rộng từ theo như ngôn·ngữ Tây·phương, điển·hình là Anh-ngữ… Chúng·ta sẽ dễ·dàng có thêm một·cách hệ·thống, khoa·học rất nhiều từ mới mà từ “cảng” là một ví·dụ điển·hình.
Trong Tiếng·Anh từ “port” nguyên·thuỷ được dùng để chỉ nơi tàu·bè bốc·dỡ hàng, nơi dọc theo bờ biển mà tàu trú·ẩn trong lúc bão·táp. Sau đó ý·nghĩa từ được mở·rộng dần và hiện·nay nó bao·gồm thêm nghĩa có tính tổng·quát hơn để chỉ “nơi vào hoặc ra”. Từ “port” đã được ta dịch là “cảng”. Đối với người Trung·Hoa, từ “cảng” (港) là do bộ “Thuỷ” (氵) để chỉ những gì có liên·quan đến “nước” (ý·nghĩa) hợp với “ký·hiệu cảng” (phần bên phải của bộ 氵) để chỉ âm (cách đọc). Thế nhưng đối·với ta, từ “cảng” là “port” trong hệ·thống từ·ngữ Tiếng·Anh (English), đồng thời tự cởi trói ra khỏi phép lục·thư, tự thoát·khỏi sự ràng·buộc của bộ thuỷ và chấp·nhận mở·rộng từ theo như ngôn·ngữ Tây·phương. Được như thế, việc dung·nạp thêm vô·số từ mới sẽ dễ·dàng biết bao. Chẳng hạn như:
port: cảng, thường được sử dụng trong ngành điện·toán, thay vì dịch là cổng, vì từ cổng (gate) — cổng làng, cổng chào, cổng chùa — đã có từ lâu và ý·nghĩa rất ổn·định trong dân·gian… Hơn nữa trong ngành điện tử, điện toán, các thuật ngữ như “logic gate”, “AND-gate”, “OR-gate”… cũng đã được dịch là “cổng lô-gic”, “cổng-AND”, “cổng-OR”… rồi. Trong ngành điện toán hay trong ngành khoa học nói chung, mỗi thuật ngữ nên có riêng một ý.
port of entry: cảng nhập cảnh: Nơi có trạm do nhân·viên hải·quan kiểm·tra hoặc thẩm·định việc người và hàng·hoá nào được phép vào (in), ra (out) hoặc đi qua (pass) một quốc·gia bằng đường·thuỷ, đường·bộ hoặc đường·hàng·không.
airport: cảng·hàng·không, phi·cảng; airfield: phi·trường
car port: cảng xe , gồm hai từ “cảng” và “xe”, mỗi từ là một từ đơn — từ đơn·âm·tiết (monosyllable or monosyllabic word) gồm một âm·tiết — và được viết theo ngữ·pháp xuôi ; carport: xa·cảng, là một từ kép— từ lưỡng·âm·tiết (disyllable or disyllabic word) gồm hai âm·tiết — gồm âm·tiết “xa” và âm·tiết “cảng” được kết·hợp theo từ·pháp ngược.
export: xuất·cảng, thay vì “xuất·khẩu”
fish port: cảng cá (ngữ·pháp xuôi) gồm hai từ đơn “cảng” và “cá”; fishport: ngư·cảng, là một từ kép gồm hai âm·tiết “ngư” và “cảng” được kết·hợp theo từ·pháp ngược.
import: nhập·cảng, thay vì “nhập·khẩu”
military port: cảng quân·đội, gồm hai từ, một từ đơn “cảng” và một từ kép “quân·đội”, và được viết theo ngữ·pháp xuôi
new port: cảng mới, gồm hai từ đơn “cảng” và “mới”, và được viết theo ngữ·pháp xuôi; newport: tân·cảng, là một từ kép gồm hai âm·tiết “tân” và “cảng” được kết·hợp theo từ·pháp ngược.
river port: cảng sông, gồm hai từ đơn “cảng” và “sông”, và được viết theo ngữ·pháp xuôi; riverport: giang·cảng, là một từ kép gồm hai âm·tiết “giang” và “cảng” được kết·hợp theo từ·pháp ngược.
sea port: cảng biển; seaport: hải·cảng, là một từ kép gồm hai âm·tiết “hải” và “cảng” được kết·hợp theo từ·pháp ngược.
viewport: quan·cảng (Tham khảo thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Viewport)
Việt-ngữ hay ngôn·ngữ Việt (Vietnamese language) sử·dụng ngữ·pháp xuôi, từ chính đứng trước, từ bổ·nghĩa đứng sau. Trong khi đó, ngôn·ngữ của Phương·Tây (the West) hoặc Trung·Hoa sử·dụng ngữ·pháp ngược, từ chính đứng sau, từ bổ·nghĩa đứng trước. Do·đó diễn·tả cùng khái·niệm là “trời xanh” nhưng trong Anh-ngữ hoặc Hoa-ngữ, họ nói ngược là “xanh trời”, “blue sky” hoặc “thanh thiên”.
Một ví·dụ điển·hình khác về kết·hợp từ bằng cách sử·dụng cả ngữ·pháp xuôi lẫn ngược, một trong những nét đặc·trưng riêng của Tiếng·Nho·Việt, khác với Trung·Hoa. Chẳng hạn từ “khẩu” có nghĩa là cái miệng (mouth), bằng miệng, liên·quan đến miệng (oral), hoặc bằng lời nói. Các từ kết·hợp theo từ·pháp ngược (xanh trời, thanh thiên) của Trung·Hoa như khẩu·cung, khẩu·khí, khẩu·nghiệp, khẩu·phần, khẩu·trang , khẩu·vị… khẩu-ngữ, khẩu-lệnh, khẩu-vấn (oral examination)… Các từ kết·hợp theo ngữ·pháp xuôi (trời xanh) của Việt·Nam như các từ á khẩu, hợp khẩu, khắc khẩu, tịnh khẩu, truyền khẩu… Đây là những từ đặc-trưng riêng của Tiếng·Nho·Việt. Nếu nói theo từ·pháp ngược hoặc ngữ·pháp ngược của Trung·Hoa, chúng có thể là từ kép — chẳng hạn, khẩu·á, khẩu·hợp, khẩu·khắc, khẩu·tịnh, khẩu·truyền — hoặc là từ ghép — chẳng hạn, khẩu-ngữ, khẩu-lệnh, khẩu-vấn . Đây cũng là một trong nhiều lý·do mà tôi đề·nghị cách gọi từ Nho·Việt hay từ Việt·Nồm hay từ Nồm (post-Nôm) thay thế cho cách gọi từ Hán-Việt.
Ta thử xét nét thêm một ít từ. Chẳng hạn như từ “mật khẩu” được dùng để dịch từ “password”, là từ quen·thuộc và thường được sử·dụng trong ngành điện·toán. Nếu dựa vào tính hệ·thống và tính nhất·quán, từ “mật khẩu” có nghĩa là lời bí·mật (secret voice) được nói ra hoặc đọc thầm hay đọc to bằng miệng cho riêng mình hoặc cho người mình ủy·quyền (authorized person) mới hiểu ý·nghĩa thật của nó. Tôi xin dẫn thêm ví·dụ sau đây để hiểu rõ hơn. Trong chuyện cổ·tích Ấn·Độ, “Alibaba và bốn mươi tên cướp”, Alibaba lâm·râm đọc thần chú (mật khẩu) trước cửa hang, nhờ vậy cửa hang mở lộ ra. Một ví·dụ khác, trong đêm tối·mịt, chúng·tôi không nhìn thấy nhau nên một người phải la to mật khẩu “ai đó ?” và người kia phải la to đáp·lại đúng bằng mật khẩu “ta là ma đây” (ý nghĩa đã được đôi bên đồng·ý quy·định trước) để nhận·biết nhau.
Từ “xuất khẩu” có nghĩa là ra khỏi miệng. Thành·ngữ Nho·Việt “xuất khẩu thành thơ” thường được dùng để chỉ người có năng·khiếu đối·đáp nhanh bằng thơ, hoặc sáng·tác thơ bất·cứ·lúc·nào. Thành·ngữ Nho-Việt thường được biết đến là “bệnh tòng khẩu nhập”.
Việc chọn các từ·tố và các ngữ·tố là rất quan·trọng vì nó sẽ ảnh·hưởng đến các từ phối·hợp với nó. Cần tránh áp·đặt vội·vã, không để trường·hợp đáng·tiếc đã xảy ra như không sử·dụng chữ·cái (letter) f, j, w, z hoặc trường·hợp áp·đặt thay·thế y bằng i. Từ “hi” (希) trong hi·hữu khác với “hy” (犧) trong hy·sinh. Do đó cần nghiên·cứu kỹ·lưỡng, chọn·lọc các chất·liệu Nho-Việt tốt nhằm tiến đến việc quy·định mang tính cách đề·nghị các từ Nho-Việt tương·đương với các căn·tố (root), tiền·tố (prefix), hậu·tố (sufix) đã được các nước Tây·phương (Anh ngữ…) vay·mượn từ Tiếng·La·tinh và Hy·lạp. Hệ·thống ngôn·ngữ Tây·phương (Anh ngữ…) đã được ổn·định và quy·định rõ·ràng. Ngày·nay rất nhiều thuật·ngữ về khoa·học mọi ngành nghề, nhiều từ·vựng mới trong mọi lãnh·vực chính·trị, kinh·tế, tôn·giáo, văn·hoá, xã·hội… của Phương·Tây (the West) đều ít nhiều vay·mượn một số từ·tố căn·bản từ La·tinh và Hy·lạp. Thử nghĩ nếu họ bỏ đi tất·cả mọi vay·mượn này, ngôn·ngữ Tây·phương còn lại gì và sẽ nghèo·nàn biết·bao?
Đặng Hải Nguyên.