Phương pháp

Phương pháp tạo thuật ngữ mới.

Chúng ta đang sống trong thời đại điện toán, trong đó mọi đòi hỏi  phục vụ đời sống con người đều ít nhiều gắn liền với tốc độ phát triển của ngành điện toán, hoặc liên quan đến công nghệ điện toán (computing technology), máy điện toán (computer). Cuộc sống năng động  phát triển như vũ bão, nhiều nghiên cứu, phát minh về khoa học, kỹ thuật mới ra đời nhằm đáp ứng với nhu cầu của con người. Do vậy, số lượng từ mới, thuật ngữ mới được phát sinh mỗi ngày một tăng với tốc độ chóng mặt. Trong việc tạo tử mới, thuật ngữ mới, để cho giới bình dân dễ hiểu, chúng ta thường có khuynh hướng đặt tính đại chúng lên trên tất cả. Do vậy,  chúng ta thường tìm những chữ sẵn có mang ý nghĩa dính dáng tới những khái niệm mới. Như vậy, chúng ta chồng chất thêm nhiều ý nghĩa mới cho từ sẵn có và làm cho việc đặt thêm từ mới thêm khó khăn và tối nghĩa. Nếu chúng ta không sớm tìm ra lối thoát cho việc đặt từ mới một cách có hệ thống và một cách nhất quán, càng lúc chúng sẽ càng rối beng lên và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, tốn kém.  May mắn thay, chúng ta có cả một kho từ ngữ Nho-Việt vô cùng dồi dào, cùng sự phong phú về âm điệu của Tiếng Việt. Các thuật ngữ về điện toán, kỹ thuật, khoa học mọi ngành nghề của Tây phương đã được phát triển một cách khoa học, hệ thống và khá ổn định. Chúng ta có thể và có khả năng (ability) dung nạp một cách tự động các thuật ngữ sẵn có của Tây phương nếu không quá câu nệ, cố chấp, không bài ngoại, sử dụng các từ ngữ Nho-Việt một cách hệ thống, một cách nhất quán và tạo thuật ngữ mới theo phương cách mà các nước Tây phương đã và đang vay mượn Tiếng La tinh và Hy lạp.

Tôi xin đề nghị một phương pháp tạo từ ngữ mới, thuật ngữ mới dựa vào phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng và khai phóng và theo các nguyên tắc mang tính hệ thống và tính nhất quán. Rất mong được quý vị góp ý và bổ sung thêm. Phương pháp này gồm một số bước như sau:

Bước 1:  Tra tìm trong các từ điển thuật ngữ Anh ngữ, các từ điển điện toán để hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của các từ-ngữ chính và từ-ngữ có liên quan đến thuật ngữ mới đó.
Ví dụ:
inline code:
Dùng để chỉ mã nguồn được viết vào phần thân của một chương trình. Hoặc để chỉ mã viết bằng cùng ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ khác; chẳng hạn như các chỉ thị (instructions) trong ngôn ngữ assembly được xem là mã nội tuyến khi được khảm (nhúng – be embedded) vào trong một chương trình C. Hoặc để chỉ các dòng mã, được gọi khi cần, trong cùng  (within) chương trình; nó khác với việc gọi một routine, khi cần thiết, nhưng nằm ngoài chương trình.

inline image: Graphical Image displayed alongside with text inside a WWW document. The image will be retrieved and rendered as if it were just another part of the text.
Để hiểu rõ và xem thêm phần minh hoạ khá dài, xin vui lòng xem thêm: http://www-sul.stanford.edu/tools/tutorials/html2.0/img.html

inline processing: (computer science)
The processing of data in random order, not subject to preliminary editing or sorting. Sự xử lý dữ liệu theo thứ tự ngẫu nhiên, không phải chỉnh sửa sơ bộ hoặc phân loại.

inline pump: The magnetism driving pipeline pump for use in petroleum and chemistry industry is a centrifugal pump with contactless driving realized by means of magnetism.

inline recovery: In a communications, computer, automatic data processing, information, or control system, the immediate resumption of a sequential process by the system after an interrupt without aborting the process or resorting to the execution of a different process.
phục hồi nội tuyến: Trong lãnh vực truyền thông, điện toán, xử lý dữ liệu tự động, thông tin, hoặc hệ thống kiểm soát; sau khi gián đoạn, hệ thống vẫn tái tục xử lý tức khắc theo trình tự xử lý mà không huỷ bỏ (aborting) hoặc phân loại lại để thực thi một xử lý khác.
Tham khảo: Computer Science and Communicatons Dictionary – Google Books Result.

Bước 2: Tham khảo các từ điển, thuật ngữ đã được xuất bản, ấn bản in giấy hoặc từ điển thuật ngữ trực tuyến của Việt Nam.
a. Từ điển Giải nghĩa Tin học (GNTH) Anh Việt, Nguyễn Trọng và Lê Trường Tùng, XB 1991
b. Từ điển Tin học Ứng dụng (THƯD) Anh Việt, Ks Trịnh Anh Toàn – Công Sơn, XB 2000
c. Từ điển Điện tử & Tin học (ĐTTH)  Anh Việt, Lê Khắc Bình, Đoàn Thanh Huệ, Bùi Xuân Toại, 1999
d. Từ điển Tin học Công nghệ Thông tin (THCNTT) Anh – Anh Việt, Nguyễn Ngọc Tuấn, Trương Văn Thiện và nhóm Kỹ sư Tin học Ứng dụng, XB 1999
Ví dụ:
inline: chân cắm trên tuyến, được bố trí thành hàng, chưa được sắp xếp hoặc chưa được chỉnh lý (GNTH); (THCNTT)
inline code: mã nội dòng (THƯD), (THCNTT)
inline direction: synonym for inline, tương đồng với inline (THCNTT)
inline exit routine: thủ tục thoát, được thực hiện ở một điểm định trước trong mã dòng chính của một chương trình (THCNTT)
inline extent: quy mô nội dòng (THƯD), (THCNTT)
inline image: hình ảnh nội dòng (THƯD), (THCNTT)
inline margin: lề nội dòng (THƯD), (THCNTT)
inline procedure: thủ tục trực tiếp (ĐTTH);
inline processing: xử lý trực tiếp (GNTH); việc xử lý nội dòng (THƯD), (THCNTT); xử lý tức thời (ĐTTH)
inline program: chương trình tuyến tính (GNTH)
inline readout: đọc ra trực tiếp (ĐTTH)
inline recovery: sự phục hồi nội dòng (THƯD), (THCNTT)
inline subroutine: chương trình con trực tiếp (ĐTTH)
inline tuning: điều hướng nối tiếp nhau (ĐTTH)

Bước 3: Tham khảo thuật ngữ của các quốc gia đồng văn trong vùng.
Ngôn ngữ Việt là một phần và có nhiều liên hệ với ngôn ngữ của các quốc gia đồng văn trong vùng như Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc, Đài Loan, do đó việc tham khảo thuật ngữ của các quốc gia này là điều nên làm. Hơn nữa cũng nên học hỏi thêm, cũng như hiểu biết thêm là họ đặt tên chúng ra sao?  Các bạn có thể tham khảo ngôn ngữ của các quốc gia đồng văn mà bạn cảm thấy dễ dàng, thoải mái. Tôi không rành Tiếng Nhật, Tiếng Hàn nên tham khảo Tiếng Trung Hoa. Hơn nữa, theo tôi chọn tham khảo thêm thuật ngữ Tiếng Trung Hoa cũng là điều hợp lý vì kho Hán-tự, kho từ-ngữ “Nho-Việt” (Chữ Nho phát âm theo Tiếng Việt, ghi theo mẫu tự La tinh với từ-pháp Việt) và chữ Nôm sẵn có, vô cùng phong phú. Chúng ta tha hồ lựa và chọn.
Ví dụ:
inline applets: 内 嵌 小 应 用 程 序 nội khảm tiểu ứng dụng trình tự
inline booster: 串 列 式 助 推 器: xuyến liệt thức trợ suy khí
inline cache: 在 线 缓 存 tại tuyến hoãn tồn
inline comment: 内 部 注 释 nội bộ chú thích
inline code: 内 嵌 码 nội khảm mã
inline configuration: 串 列 式 结 构  xuyến liệt thức kết cấu
inline diagnosis: 成 簇 诊 断 thành thốc chẩn đoán
inline filter: 成 行 滤 波 器 thành hành lự ba khí
inline graphic: 内 联 图 像 nội liên đồ tượng
inline graphics: 内 联 图 形 nội liên đồ hình
inline image: 内 嵌 图 象 nội khảm đồ tượng
inline package: 直 插 式 组 件 trực sáp thức tổ kiện
inline processing: 内 处 理 nội xứ lí
inline skating: 纵 列 式 滑 冰 tung liệt thức hoạt băng
inline system: 直 接 处 理 系 统 trực tiếp xứ lí hệ thống
inline test: 在 线 测 试 tại tuyến trắc thí
inline transfer: 直 进 式 传 送 trực tiến thức truyền tống
inline type: 同 轴 配 置 式 直 列 式 đồng trục phôi trí thức trực liệt thức

Bước 4: Xem xét các thêm các từ tương cận hoặc tương lân.
The students stood in line.
on-line processing: occurs when computers and prefer devices are connected to the main professor and can interact with it.
In online processing, the computer’s files are updated as each transaction is processed.
Examples of online processing can be found in supermarkets, where it is used to update stock quantities when goods pass though a computerized checkout; cash machines (ATMs).
online: trực tuyến; online dictionary: từ điển trực tuyến
offline: gián tuyến
intraline distance: (engineering)
intraframe coding:
intraline tab:
intra-line vertical cursor movement:
intranet: nội mạng
internal: nội bộ
inside: bên trong, phía trong

Bước 5: Xét nét, so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá.
Sau khi tìm hiểu kỹ ý nghĩa của các từ ghép, các cụm từ dùng để chỉ cùng một từ “inline”, chúng ta thấy mỗi từ ghép mới hoặc các cụm từ mang một số đặc điểm ý nghĩa khác nhau tuy về mặt đại thể có ít nhiều nét hơi tương đồng:
a. mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tuỳ theo nó thuộc về lãnh vực nào trong ngành điện toán.
b. mang thêm nhiều ý nghĩa mới do những phát giác mới, những phát minh mới.
c. mang một  khái niệm mới cần vài trang mới có thể giải thích hết được khi ghép với một số từ hoặc cụm từ khác.
d. việc chọn một số đặc tính, thuộc tính mang tính mô tả để định danh không thể nói hết các khái niệm cũng như ý nghĩa của thuật ngữ đó.
e. Việc chọn từ mang tính cách giải thích một phần nội dung của thật ngữ sẽ dẩn đến hệ quả là thuật ngữ mới không còn là một danh từ súc tích, ngắn gọn, chính xác, nhất quán và hệ thống.

Bước 6: Dựa vào phương châm (dân tộc, khoa học, đại chúng và khai phóng), nguyên tắc (hệ thống, nhất quán…), các tiêu chuẩn đã được đề ra để tìm kiếm, lục lạo trong kho Hán tự, kho từ ngữ Nho-Việt (Nho-tự đọc theo âm Việt, từ-pháp Việt) và Nôm-tự có sẵn để chọn từ.

a. Từ-tố “in” trong “inline” hiện đang có ý nghĩa sau đây trong Tiếng Việt:
trong: bên-trong (in), trong (clear) trái nghĩa với đục, trong-suốt (tranparency)
Tìm xem trong tất cả các thanh điệu (huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng) của tiếng “trong” với ý nghĩa “in” của Tiếng Anh, tiếng (từ) nào đang hoặc chưa được sử dụng trong Tiếng Việt:
tròng: một cổ hai tròng
trỏng: nói trống không, không xưng tên mình là gì hoặc xưng hô mình khi nói chuyện với người trên hoặc kẻ dưới.
trõng: trò chơi đánh trõng
trọng: nặng, trọng lượng, trọng vọng, kính trọng…
Chúng ta thấy từ “tróng” có sẵn (available for use) và chưa được sử dụng trong Tiếng Việt. Ta có thể dùng từ “tróng” để chỉ khái niệm mở rộng hoặc khái niệm mới của từ “in” hoặc “intra” trong Tiếng Anh.
b. Trong danh sách thuật ngữ Trung Hoa được liệt kê ở trên, từ-tố “in” trong “inline” được dịch là “nội” (nội khảm, nội bộ, nội liên) hoặc liên quan ít nhiều đến “nội” như  tại, xuyến liệt, thành thố, thành hành, trực sáp.
Tất cả các thanh điệu (ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc) khác của tiếng “nội” với ý nghĩa “in” của Tiếng Anh đều đã được sử dụng trong Tiếng Việt: nôi, nồi, nổi, nỗi, nối.

Như vậy, ngoài từ Nho Việt “nội”, ta có thể dùng để dùng từ “tróng” để “định danh” hay “đặt tên” cho từ-tố “in” của Tiếng Anh.  Xét về tần số xuất hiện của từ-tố “in” và từ-tố “intra” trong Tiếng Anh, từ Nho Việt “nội” và từ thuần Việt “trong”, cũng như xét về tính trừu tượng của từ- Nho-Việt. Tôi xin đề nghị dùng từ “nội” để dịch từ-tố “in” trong “in-line”, và từ-tố “tróng” để dịch từ-tố “intra” trong “intra-net” của Tiếng Anh, thay vì dùng một từ “nội” cho cả hai từ-tố “in” và “intra” như trong “in-line” và “intra-net”như hiện nay.

7. Đề nghị thuật ngữ mới:
Ví dụ:
inline: nội tuyến
inline applets: trình-nội-thi nội tuyến
inline comment: góp ý nội tuyến
inline code: mã nội tuyến
inline configuration: cấu hình nội tuyến
inline diagnosis: chẩn đoán nội tuyến
inline dictionary: từ điển nội tuyến
inline direction: hướng nội tuyến
inline exit routine: quán trình xuất nội tuyến
inline filter: bộ lọc nội tuyến
inline graphic: đồ hoạ nội tuyến
inline graphics: đồ hoạ nội tuyến
inline image: ảnh nội tuyến
inline margin: lề nội tuyến
inline package: gói nội tuyến
inline procedure: thủ tục nội tuyến
inline processing: xử lý nội tuyến
inline program: chương trình nội tuyến
inline pump: bơm nội tuyến
inline recovery: phục hồi nội tuyến
inline subroutine: quán trình phụ nội tuyến
inline system: hệ thống nội tuyến
inline test: thử nghiệm nội tuyến
inline transfer: chuyển tải nội tuyến
inline tuning: rà chỉnh nội tuyến
inline type: loại nội tuyến

inline: nội tuyến
intraline: tróng tuyến; intraline distance: khoảng cách tróng tuyến
intranet: tróng mạng

Đặng Hải Nguyên

Leave a Reply